
Chương trình giáo dục Montessori
Xem nhanh
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và sở thích riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí bài học phù hợp với nhu cầu và mục đích của mỗi trẻ.
Triết lý dạy học của phương pháp Montessori là tôn trọng trẻ như 1 nhân vị. Mỗi trẻ sinh ra đều có tiềm năng để học. Theo Tiến sĩ Maria Montessori, “Học là tự nhiên đúng với thời điểm phát triển của trẻ. Không ai có quyền dạy hơn hoặc thấp hơn, giáo viên không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn”. Giáo viên là người luôn để tâm đến nhu cầu của trẻ và biết cách khích lệ sự tò mò và động lực ham tìm hiểu của trẻ. Với chương trình Montessori, trẻ sẽ dần dần phát triển sự tập trung, phối hợp, độc lập, tự tin và trưởng thành là những cá nhân tích cực, thích nghi với mọi môi trường xã hội.
Triết lý dạy học của phương pháp Montessori là tôn trọng trẻ như 1 nhân vị. Mỗi trẻ sinh ra đều có tiềm năng để học. Theo Tiến sĩ Maria Montessori, “Học là tự nhiên đúng với thời điểm phát triển của trẻ. Không ai có quyền dạy hơn hoặc thấp hơn, giáo viên không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn”. Giáo viên là người luôn để tâm đến nhu cầu của trẻ và biết cách khích lệ sự tò mò và động lực ham tìm hiểu của trẻ. Với chương trình Montessori, trẻ sẽ dần dần phát triển sự tập trung, phối hợp, độc lập, tự tin và trưởng thành là những cá nhân tích cực, thích nghi với mọi môi trường xã hội.
Với chương trình giáo dục Montessori tại FFS, trẻ được:
Tôn trọng cá nhân:
Mỗi một trẻ em tại FFS đều được coi là duy nhất và được quan tâm tìm hiểu cũng như được tự tìm hiểu bản thân một cách sâu sắc. Đây là điều vô cùng quan trọng để trẻ có thể nắm vững được giá trị của chính bản thân mình, năng lực riêng của chính bản thân mình, mong muốn riêng của chính bản thân mình… Từ đó trẻ phát triển một cách tự tin, vững vàng và đạt tới hạnh phúc thực sự.
Tại FFS, trẻ em không bao giờ bị so sánh với sự phát triển của bất cứ một học sinh nào khác. Chúng tôi chỉ so sánh trẻ với chính bản thân trẻ, để ghi nhận sự nỗ lực phát triển của trẻ hàng ngày.
Tại FFS, trẻ em không bao giờ bị so sánh với sự phát triển của bất cứ một học sinh nào khác. Chúng tôi chỉ so sánh trẻ với chính bản thân trẻ, để ghi nhận sự nỗ lực phát triển của trẻ hàng ngày.
Hướng dẫn học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân:
Trong các lớp học của FFS, thay vì giáo viên là trung tâm của lớp học thì trẻ em sẽ là người có vai trò dẫn dắt hoạt động trong lớp. Giáo viên của chúng tôi nghiên cứu các thời kỳ nhạy cảm (hay cửa sổ cơ hội) của trẻ em từ 0-6 tuổi và luôn quan sát, ghi chép về từng trẻ hàng ngày để tìm ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào thời kỳ nhạy cảm nào, từ đó chuẩn bị môi trường, đồ dùng học tập sẵn sàng cho việc học của từng cá nhân trẻ trong thời kỳ nhạy cảm đó. Các giáo viên nỗ lực để những hoạt động mà cô ấy cần trẻ tham gia là hoạt động phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, phù hợp với năng lực sở trường và sở thích của trẻ. Và giáo viên luôn cố gắng trình bày hoạt động một cách thực sự hấp dẫn khiến trẻ tình nguyện tham gia.
Bằng cách này, trẻ em trong các lớp học của chúng tôi có đủ đam mê để tập trung làm hoạt động trong một thời gian dài bằng chính đôi tay mình, với toàn bộ tâm trí của mình. Trong quá trình này, trẻ vừa rèn luyện các kỹ năng nền tảng cần thiết, vừa tự mình khám phá các kiến thức mới một cách sâu sắc.
Bằng cách này, trẻ em trong các lớp học của chúng tôi có đủ đam mê để tập trung làm hoạt động trong một thời gian dài bằng chính đôi tay mình, với toàn bộ tâm trí của mình. Trong quá trình này, trẻ vừa rèn luyện các kỹ năng nền tảng cần thiết, vừa tự mình khám phá các kiến thức mới một cách sâu sắc.
Tăng cường các kỹ năng xã hội:
Lớp học Montessori tại FFS tuân thủ quy định của phương pháp Montessori về nguyên tắc trộn lẫn lứa tuổi (sơ sinh: trẻ từ 6 đến 18 tháng; nhà trẻ: trẻ từ 18 đến 36 tháng; mẫu giáo: trẻ từ 3 đến 6 tuổi hoạt động chung trong một môi trường). Các lớp học trộn lẫn lứa tuổi này mô phỏng theo hình thức xã hội tự nhiên thu nhỏ bao gồm các thành viên ở nhiều lứa tuổi, trình độ, giới tính… khác nhau.
Trong một môi trường như vậy, trẻ không chỉ được học các kiến thức mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống thông qua việc giữ các vai trò khác nhau trong lớp học theo thời gian: khi còn nhỏ tiếp nhận sự hướng dẫn từ các học sinh lớn hơn, học cách tìm kiếm sự giúp đỡ cho các nhu cầu của mình; khi lớn lên học cách hướng dẫn, giúp đỡ các học sinh nhỏ hơn; quan sát và học tập lẫn nhau… Hơn nữa, sống trong một môi trường với nhiều học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, trẻ có nhiều cơ hội và dễ dàng rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng như: làm việc nhóm, xác lập vị trí/vai trò của mình trong môi trường, giải quyết mâu thuẫn, cân bằng lợi ích của bản thân và mọi người, tìm kiếm sự đồng thuận ….
Trong một môi trường như vậy, trẻ không chỉ được học các kiến thức mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống thông qua việc giữ các vai trò khác nhau trong lớp học theo thời gian: khi còn nhỏ tiếp nhận sự hướng dẫn từ các học sinh lớn hơn, học cách tìm kiếm sự giúp đỡ cho các nhu cầu của mình; khi lớn lên học cách hướng dẫn, giúp đỡ các học sinh nhỏ hơn; quan sát và học tập lẫn nhau… Hơn nữa, sống trong một môi trường với nhiều học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, trẻ có nhiều cơ hội và dễ dàng rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng như: làm việc nhóm, xác lập vị trí/vai trò của mình trong môi trường, giải quyết mâu thuẫn, cân bằng lợi ích của bản thân và mọi người, tìm kiếm sự đồng thuận ….
Tôn trọng & Tự do trong giới hạn:
Trong lớp học, có 1 nguyên tắc mà tất cả các thành viên của lớp học, bao gồm cả trẻ và người lớn đều cần thực hiện, đó là nguyên tắc Tôn trọng: tôn trọng chính bản thân mình, tôn trọng mọi người xung quanh và tôn trọng môi trường.
Ngay từ khi trẻ bắt đầu với lớp học mới, trẻ và cô sẽ cùng nhau thảo luận và thống nhất về nguyên tắc này, ví dụ: tôn trọng chính bản thân mình là không tự làm đau mình, lắng nghe nhu cầu của bản thân, thực hiện hết các công việc mà mình đã bắt đầu…; tôn trọng mọi người xung quanh là nói nhỏ trong giờ hoạt động cá nhân, lắng nghe khi người khác nói chuyện, cư xử lịch thiệp…; tôn trọng môi trường là thu dọn các hoạt động mà mình đã mang ra về trạng thái ban đầu sau khi thực hiện xong, tự lau nước làm đổ trên sàn nhà…
Ngoài nguyên tắc này, trẻ được tự do thể hiện con người cá nhân của mình: tự do nói lên quan điểm cá nhân, tự do thể hiện cảm xúc, tự do lựa chọn hoạt động mà mình sẽ thực hiện… Điều này giúp nuôi dưỡng trong trẻ lòng tự tin vào chính bản thân mình; tình yêu, lòng ham thích, niềm vui đối với việc học; đồng thời, giúp trẻ trở nên một con người cân bằng, yêu đời khi không có những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén
Ngay từ khi trẻ bắt đầu với lớp học mới, trẻ và cô sẽ cùng nhau thảo luận và thống nhất về nguyên tắc này, ví dụ: tôn trọng chính bản thân mình là không tự làm đau mình, lắng nghe nhu cầu của bản thân, thực hiện hết các công việc mà mình đã bắt đầu…; tôn trọng mọi người xung quanh là nói nhỏ trong giờ hoạt động cá nhân, lắng nghe khi người khác nói chuyện, cư xử lịch thiệp…; tôn trọng môi trường là thu dọn các hoạt động mà mình đã mang ra về trạng thái ban đầu sau khi thực hiện xong, tự lau nước làm đổ trên sàn nhà…
Ngoài nguyên tắc này, trẻ được tự do thể hiện con người cá nhân của mình: tự do nói lên quan điểm cá nhân, tự do thể hiện cảm xúc, tự do lựa chọn hoạt động mà mình sẽ thực hiện… Điều này giúp nuôi dưỡng trong trẻ lòng tự tin vào chính bản thân mình; tình yêu, lòng ham thích, niềm vui đối với việc học; đồng thời, giúp trẻ trở nên một con người cân bằng, yêu đời khi không có những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén
Thích nghi với lớp học truyền thống khi vào tiểu học:
Với chương trình giáo dục của FFS, sau 3 năm, trẻ sẽ có được: khả năng phối hợp trí não và các bộ phận trên cơ thể cũng như các bộ phận trên cơ thể với nhau; làm việc theo trình tự nhất định và hợp lý; sự độc lập trong các lựa chọn và trong quá trình làm việc; khả năng tập trung; các giác quan phát triển tinh tế; tư duy toán học (tư duy logic toán học, hiểu rõ bản chất của số và các phép tính, có thể làm phép tính với số có 4 chữ số dựa trên việc hiểu bản chất của phép tính đó…); nắm bắt ngôn ngữ và đọc; hiểu biết cơ bản về thời gian (lịch sử), trái đất (địa lý), động thực vật (khoa học), yêu cái đẹp và sáng tạo (nghệ thuật)…
Các kỹ năng và kiến thức cơ bản được rèn luyện và tích lũy một cách chắc chắn, cùng với lòng tự tin, sự ham thích học hỏi được nuôi dưỡng từ tuổi ấu thơ sẽ giúp trẻ sẵn sàng thích nghi với bất kỳ môi trường nào khi trẻ rời khỏi FFS vào năm 6 tuổi.
Các kỹ năng và kiến thức cơ bản được rèn luyện và tích lũy một cách chắc chắn, cùng với lòng tự tin, sự ham thích học hỏi được nuôi dưỡng từ tuổi ấu thơ sẽ giúp trẻ sẵn sàng thích nghi với bất kỳ môi trường nào khi trẻ rời khỏi FFS vào năm 6 tuổi.
Tiến sĩ Maria Montessori là ai?
Tiến sĩ Maria Montessori (1879 – 1952) là một nhà giáo dục người Ý đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của mình trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Là một người tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục trẻ em ở Châu Âu, những lý thuyết của bà là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này của các tên tuổi lớn như Piaget và Vygotsky. Năm 1907, khi Maria Montessori 28 tuổi, bà mở trường mầm non đầu tiên của mình ở Rome và đạt được thành công rực rỡ tới mức, chỉ 5 năm sau, ở nước Mỹ phía bên kia đại dương, đã có hàng trăm trường áp dụng phương pháp này của bà.
Maria Montessori đã cống hiến cả cuộc đời bà cho sự phát triển của trẻ thơ. Bà luôn có niềm tin mãnh liệt rằng việc học là trải nghiệm suốt đời đối với trẻ và trẻ ở mọi vùng miền và mọi nền văn hóa đều phát triển theo một hướng như nhau.
Maria Montessori đã cống hiến cả cuộc đời bà cho sự phát triển của trẻ thơ. Bà luôn có niềm tin mãnh liệt rằng việc học là trải nghiệm suốt đời đối với trẻ và trẻ ở mọi vùng miền và mọi nền văn hóa đều phát triển theo một hướng như nhau.
Các tin liên quan